Sức khỏe

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào? Những dấu hiệu khi mang thai mẹ bầu nên biết

Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng bình thường mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải trong quá trình mang thai, tuy nhiên nếu không có kiến thức về vấn đề này sẽ rất khó khăn cho các mẹ bầu hiện nay.

Vậy hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào? Để sẵn sàng cho quá trình mang thai của mình các mẹ bầu cần nên tham khảo bài viết sau cũng như tìm hiểu những dấu hiệu khi mang thai nhằm giúp cung cấp những kiến thức bổ ích khi mang bầu.

Ốm nghén và những điều cần biết khi mang thai

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén được xem là một trong những triệu chứng phổ biến xảy ra ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Một trong những nguyên nhân dự đoán có thể gây ra hiện tượng ốm nghén là do nội tiết và hoóc môn của người phụ nữ khi mang thai bị biến đổi một cách sâu sắc ngay từ đầu thời kỳ tin thế cơ thể của họ nhạy cảm với sự thay đổi như mùi vị thức ăn hoặc các mùi hương lạ và phản ứng trước những biến đổi này gây ra ốm nghén.

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào? Những dấu hiệu khi mang thai mẹ bầu nên biết

Trên thực tế có khoảng 80% phụ nữ khi mang thai đều trải qua quá trình này, do cơ địa của mỗi người khác nhau vì thế mức độ ốm nghén có thể nặng nhẹ tùy theo từng người. Các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm vì đây là một trong những biểu hiện hoàn toàn bình thường và không tạo sự khác biệt gì so với các bà bầu bị nghén khác

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào ?

Hiện tượng ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và có biểu hiện phổ biến của các bà mẹ bầu. trong thời kỳ mang thai các hóc môn có trong cơ thể người mẹ đã hoạt động rất mạnh, một trong những hóc môn quan trọng nhất là HCG, hóc môn này sẽ được phát triển mạnh từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Sự xuất hiện của loại hóc môn này là một trong những nguyên nhân khiến cho các bà mẹ bầu bị ốm nghén.

Những triệu chứng của hiện tượng ốm nghén sẽ chấm dứt trong khoảng 3 đến 4 tháng đầu, các trường hợp đặc biệt có thể ốm nghén cả 9 tháng mang thai và hoàn toàn không để lại bất cứ một hậu quả gì. Vì thế các mẹ bầu có thể yên tâm và không quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng ốm nghén trong thời kỳ mang thai.

Đối với các bà mẹ bị ốm nghén trong tình trạng nặng thường xuyên nôn ói và không thể ăn được thức ăn thì cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cũng như tham khảo ý kiến tránh tình trạng ảnh hưởng đến thai nhi.

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào? Những dấu hiệu khi mang thai mẹ bầu nên biết

Những dấu hiệu ốm nghén khi mang thai

Những đối tượng có nguy cơ bị ốm nghén

  • Những bà bầu mang thai lần đầu tiên hoặc những người phụ nữ đã từng mang thai nhưng ít bị ốm nghén hơn những người mới làm mẹ
  • Những người mẹ có tiền sử bị say tàu xe say nóng có dạ dày nhạy cảm hoặc những người thường cảm thấy bị buồn nôn ngay cả khi không mang thai
  • Những người phụ nữ thường làm việc trong các lĩnh vực truyền thông, tổ chức sự kiện event …phải chịu áp lực nhiều trong công việc dẫn đến căng thẳng sẽ có khả năng bị ốm nghén cao khi mang thai
  • Những người phụ nữ mang  thai hoặc đa thai

Những dấu hiệu ốm nghén nặng thường gặp

Ốm nghén được xem là một trong các triệu chứng khi có thai thường gặp và không tránh khỏi ở các mẹ bầu, tuy nhiên nếu có một trong những biểu hiện ốm nghén sau đây bạn cần nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để theo dõi:

  • Cảm giác khó chịu trong người nôn ói đến mức khiến cơ thể mẹ bầu mất nước
  • Buồn nôn hoặc nôn ói kéo dài, ốm nghén không được ăn gì khiến cơ thể mệt mỏi khi mang thai
  • Thai nghén khiến mẹ bầu bị giảm cân nhanh chóng
  • Các triệu chứng buồn nôn khi mang thai khiến cơ thể các mẹ bầu bị hạ huyết áp chóng mặt và liên tục hoa mắt khi đứng lên hoặc ngồi xuống

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào? Những dấu hiệu khi mang thai mẹ bầu nên biết

  • Bị đau bụng thường xuyên, có triệu chứng bụng nôn nao khó chịu khi mang thai
  • Bà bầu nghén nặng làm nhịp tim đập nhanh bất thường tôi khi bị sốt trên 38 độ C

Nếu các mẹ bầu đang mang thai có những biểu hiện ốm nghén trên thì cần đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa để theo dõi và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ

Cách trị hiện tượng ốm nghén khi mang thai

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Để thai nhi có thể có đủ chất trong bụng mẹ bạn cần phải dùng thêm các loại vitamin, đặc biệt là tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm như cá, thịt bò, các loại trái cây khô và rau xanh hoặc chuối, táo… Giúp giảm ốm nghén hiệu quả khi mang thai

Đặc biệt cần nên sử dụng khoảng 75 g Vitamin B6 mỗi ngày giúp giảm các cảm giác buồn nôn và nôn ói cho mẹ bầu, lưu ý cần uống trong khoảng ban ngày là đủ không nên sử dụng quá liều

Các mẹ bầu cũng cần nên bổ sung vitamin C bằng cách uống một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi hoặc ngửi chanh tươi cũng là một trong cách giúp bạn dễ chịu trong giai đoạn ốm nghén

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào? Những dấu hiệu khi mang thai mẹ bầu nên biết

Các loại thực phẩm giúp chữa ốm nghén hiệu quả

Các loại ngũ cốc có chứa nhiều tinh bột làm giảm axit trong đường tiêu hóa giúp dịu chứng ốm nghén khi mang thai ở phụ nữ. Các món ăn chứa carbonhydrate phức tạp với protein trong thịt nạc, cá vừa giúp cung cấp calo cho mẹ bầu, vừa cải thiện bớt tình trạng nghén thai kỳ.

>>> Bạn cũng có thể tham khảo một số loại ngũ cốc dinh dưỡng được làm từ các loại hạt ngũ cốc giàu dưỡng chất giúp bạn bổ sung đầy đủ chất hơn mà lại không gây cảm giác khó uống và buồn nôn.

Gừng được xem là lựa chọn khôn ngoan của mẹ bầu vì gừng được cho là kẻ thù của buồn nôn, nghén ói, từ gừng tươi cho đến các loại thực phẩm có chứa gừng như bánh quy gừng, kẹo gừng, trà gừng….

>>> Xem ngay: Cách dùng và Công dụng của gừng giúp mẹ hết nghén 

Những lưu ý khi bị ốm nghén ở mẹ bầu

  • Ăn trước khi đi ngủ để tránh cảm giác ốm nghén:

Các chị em khi mang thai cần nên ăn một bữa nhẹ có chứa nhiều thực phẩm protein trước khi đi ngủ giúp giữ lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa được cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hôm sau hiệu quả.

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày:

Thông thường khi bị ốm nghén trong thời kỳ mang thai các mẹ bầu dùng có cảm giác không muốn ăn vì thế để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng các chị em phụ nữ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Hãy ăn trước khi cảm thấy đói vì cảm giác đói có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy bị buồn nôn hơn.

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào? Những dấu hiệu khi mang thai mẹ bầu nên biết

  • Cần tránh xa các món ăn dễ gây buồn nôn:

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc có mùi tanh sẽ khiến cho bạn có cảm giác dễ bị buồn nôn khi ngửi thấy. Ngoài ra khi mang thai phụ nữ nên hạn chế và tuyệt đối tránh xa rượu vì các loại thức uống này sẽ làm cho tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng và có nguy cơ khiến cho trẻ dễ bị dị tật sau khi sinh rất cao

  • Tránh căng thẳng lo lắng và suy nghĩ nhiều:

Hãy dành cho mình thời gian nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra hãy cung cấp nước đầy đủ mỗi ngày, vì nước đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ đầu mang thai

Chúng tôi hiểu rằng mang thai vô cùng khó khăn và đầy thử thách đối với các mẹ bầu đặc biệt là những bà mẹ đang gặp phải hiện tượng ốm nghén trong quá trình mang thai. Vì thế hi vọng với những thông tin hữu ích về những dấu hiệu ốm nghén trong quá trình mang thai này sẽ cung cấp cho các chị em có được những kinh nghiệm cũng như phương pháp làm giảm thiểu tình trạng ốm nghén và giúp cho quá trình mang thai được tốt hơn

>>> Xem thêm:

Xem thêm:

Thuốc đặt phụ khoa tốt nhất

Kiểu tóc hợp với khuôn mặt tròn béo

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *