Lưu ý khi khám sức khỏe chương trình tuyển thực tập sinh nhật bản

Hiện nay do nhu cầu tuyển thực tập sinh nhật bản ngày càng lớn nên số lượng người có nguyện vọng đi XKLĐ tại Nhật Bản cũng tăng theo. Dù vậy nhưng có rất nhiều người mắc lỗi ở ngay bước đầu tiên là làm hồ sơ khám sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi làm hồ sơ khám sức khỏe.

Nhu cầu đi XKLĐ Nhật ngày càng lớn

1. Khám sức khỏe – bước đầu tiên để đăng kí tham gia XKLĐ Nhật Bản

Khám sức khỏe chính là bước đầu tiên trong quá trình đăng kí làm thủ tục tham gia chương trình tuyển thực tập sinh nhật bản.

Đây là một yêu cầu bắt buộc của các nhà tuyển thực tập sinh nhật bản, bởi người ta quan niệm rằng chỉ khi có thể lực tốt bạn mới có thể lao động làm việc tốt được:

– Khám sức khỏe mất bao lâu?

Thời gian khám sức khỏe thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 2 đến 3h (lưu ý đi khám vào trong giờ cao điểm có thể mất nhiều thời gian hơn).

– Đi XKLĐ phải khám sức khỏe bao nhiêu lần?

Các ứng viên tham gia XKLĐ Nhật Bản sẽ phải khám sức khỏe 2 lần:

– Lần 1:  Trước khi nhập học thi tuyển.
– Lần 2:  Trước xuất cảnh khoảng từ 10 đến 15 ngày.

Ngoài ra cũng có trường hợp phải khám đột xuất (theo yêu cầu của đối tác Nhật Bản).

 Bao lâu thì có kết quả khám sức khỏe?

Kết quả khám sức khỏe sẽ được bệnh viện gửi trực tiếp về công ty hoặc nhà riêng trong ngày (nếu khám nhanh), hoặc gửi về sau 2 ngày (khám thường) và sẽ được kèm theo hồ sơ lý lịch của người lao động đăng ký đi XKLĐ tại Nhật Bản.

Chi phí khám sức khỏe là bao nhiêu?

– Khám thường: 690.000 VNĐ 
– Khám nhanh: 740.000 VNĐ

Tin khác: Một số lỗi thường gặp ở nồi cơm điện và cách sửa chữa

2. Những điều lưu ý khi đi khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Một số lưu ý khi đi khám sức khỏe

Nhiều bạn lao động phải khám đi khám lại rất nhiều lần và làm như vậy sẽ mất nhiều tiền bạc và thời gian, vì vậy trước khi đi khám sức khỏe bạn cần chú ý:

  •  Nếu khám sức khỏe vào buổi chiều có thể ăn nhẹ vào buổi sáng và trưa. 

  • Uống nhiều nước lọc. Không nên ăn đồ ngọt, uống sữa, các loại nước ngọt, nước tăng lực nếu khám vào buổi sáng.
  • Nếu phải điều trị để khám lại, tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khi khám phải thật bình tĩnh. Nhiều bạn hồi hộp, căng thẳng dẫn đến sai lệch kết quả thị lực, điện tim đồ…
  • Không nên uống rượu, bia, thuốc lá trước ngày đi khám.
  • Trước khi khám bệnh 1 tuần không được uống bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.
  • Trong thời gian ốm, cơ thể suy nhược thì có thế để lùi lịch sang ngày khác.

Tin liên quan: Bí quyết hiệu quả giúp bạn chọn tóc giả làm bằng tóc thật nguyên đầu

3. Những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia XKLĐ Nhật Bản

Đó chính là những trường hợp mắc các bệnh cấm nhập cảnh do Chính phủ Nhật Bản đề ra:

Cận thị 6/10 sẽ không được nhập cảnh vào nước Nhật

  • Cận thị quá 6/10 ( tùy một vài trường hợp có thể ngoại lệ)

  • Người lao động có hình xăm trên người.
  • Lao động có khuyết tật về chân tay (hình thành sau khi bị gãy xương), đã từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng không thể tham gia đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được
  • Người lao động bị dị tật, bị cụt ngón tay
  • Tất cả các trường hợp không cho ra kết quả sức khỏe (dấu bệnh viện “đủ điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động nhật bản”) đều không thể tham gia chương trình.

Nếu như bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, hãy chú ý những lưu ý trên của chúng tôi để tránh mất thời gian và tiền bạc khi làm hồ sơ khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động nhật bản nhé.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *